Các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ

Theo các nghiên cứu, khoảng 2 năm đầu đời trẻ sẽ có khoảng 10 lần biến đổi tâm sinh lý, khi này trẻ sẽ trở nên khó chịu, biếng ăn, dính mẹ, hay khóc hoặc nhõng nhẽo…Vượt qua được các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ này này, trẻ sẽ trở nên ngoan hơn và cơ thể cũng bắt đầu phát triển nhanh hơn.

Trẻ thường thay đổi tâm trạng thất thường trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ

Thay đổi tâm lý bé thường gặp phải trong giai đoạn này

Trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ, trẻ sẽ thường rơi vào khủng hoảng về mặt tâm lý, vì đây là quãng thời gian trẻ có những tiếp xúc đầu tiên với thế giới.

  • Trở nên nhạy cảm, dễ khóc
  • Dễ cáu gắt, hay trở nên khó chịu
  • Thường xuyên bám mẹ nhiều hơn
  • Ngủ ít hoặc dễ giật mình tỉnh giấc
  • Ăn ít hoặc rơi vào tình trạng biếng ăn
  • Dễ bị bệnh
  • Hay không cảm thấy hài lòng với các sự việc chung quanh trẻ 

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ

Ở đây được chia làm 10 giai đoạn trẻ có sự biến đổi về tâm sinh lý của trẻ trong khoảng 0-2 tuổi, biểu hiện trong những giai đoạn đó và những ảnh hưởng tới việc ăn uống trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ.

4-5 tuần tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu có thể nhận viết và có nhận thức về mọi thứ xung quanh. Thay vì chỉ có ngủ và bú mẹ như giai đoạn trước, thì trẻ bắt đầu học quan sát, để ý những sự vật xung quanh.

Những ảnh hưởng

  • Giai đoạn này trẻ hay khó ngủ, hoặc hay giật mình tỉnh giữa đêm, vì khó ngủ nên sẽ thường quấy khóc và bỏ bú mẹ.
  • Mẹ chỉ cần vuốt ve, dỗ dành và cho trẻ bú thường xuyên thì trẻ sẽ nhanh chóng vượt qua và ngoan trở lại.
Cho bé bú thường xuyên trong khoảng 4-5 tuần tuổi

8-9 tuần tuổi

Các giác quan của trẻ bắt đầu mở ra, trẻ sẽ để ý lắng nghe những tiếng động xung quanh, quan sát những họa tiết, hình thù, màu sắc nổi bật.

Vậy nên khi bố, mẹ hoặc người xung quanh tạo tiếng động sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, nên trẻ thường dễ chơi được với tất cả mọi người. Trẻ cũng sẽ học cử động, cầm nắm bằng bàn tay nhiều hơn.

Những ảnh hưởng

Việc nhận biết được mọi thứ khiến trẻ dễ bị đánh động bởi những sự việc xung quanh, nên sẽ trở nên khó ngủ hơn và dễ dẫn tới biếng ăn. Tuy nhiên, đây cũng được cho là thời điểm bố mẹ nên bắt đầu rèn những thói quen ăn và ngủ đúng giờ cho trẻ.

12 tuần tuổi

Biểu hiện trong giai đoạn biếng ăn sinh lý này của trẻ là trẻ đã có thể thành thục trong các cử động của tay và chân. Trẻ cũng đã bắt đầu chú ý đến những chuyển động xung quanh mình, ví dụ như là tiếng vỗ tay sẽ kèm với chuyển động vỗ tay. Trẻ cũng nhận biết được những sự thay đổi xung quanh mình.

Những ảnh hưởng

Lúc này trẻ đang tập trung khám phá những cử động tay chân của bản thân và dành nhiều thời gian để tập lật qua lật lại hơn là ăn uống, vậy nên nếu bị bố mẹ cắt ngang giữa chừng sẽ khiến cho trẻ khó chịu, nổi cáu.

Khi bị bố mẹ cắt ngang, bé sẽ nổi cáu, quấy khóc

19 tuần tuổi

Trẻ bắt đầu hướng về những nơi phát ra âm thanh và học cách di chuyển về những hướng đó. Trẻ sẽ thăm mọi vật xung quanh bằng cách cho đồ vật vào miệng, vì vậy bạn sẽ thấy trẻ thường xuyên mút chân, mút tay hoặc ngậm đồ chơi, và bất cứ thứ gì trong tầm tay của trẻ.

Những ảnh hưởng

Thời gian này bố mẹ không cần lo lắng vì không quá ảnh hưởng đến chế độ ăn uống của trẻ, chỉ cần duy trì giấc ngủ đều đặn cũng như các cữ sữa của trẻ.

23-26 tuần tuổi

Trẻ nhận biết được khoảng cách cũng như các kích cỡ, nhận biết được mình nhỏ so với mọi hầu như mọi thứ xung quanh.

Thay vì chỉ ngồi im và đưa tay đòi những đồ vật người khác đưa đến, trẻ đã bắt đầu tập lăn, tập bò để có thể tiếp cận được những vị trí mà mình muốn, trẻ cũng sẽ hay tự mình mới lấy các món đồ.

Những ảnh hưởng

Tương tự như giai đoạn tập lật trước, lúc này bé chỉ tập trung vào việc khám phá những vận động của cơ thể, học cách lăn, bò nên sẽ thường xuyên bỏ bữa, dễ cáu khi bị cắt ngang. 

33-37 tuần tuổi 

Ở giai đoạn này trẻ đã bò được đến khắp các ngõ ngách mình muốn và bắt đầu muốn đứng lên, trẻ thường sẽ bấu víu vào các đồ vật trong nhà để có thể đứng lên và di chuyển, và sẽ dần thành thục khả năng đi lại.

Những ảnh hưởng

Trẻ đã lớn hơn, đã có thể đứng được và đi được, nên sẽ dành thời gian để đi lại và vui chơi nhiều hơn nên sẽ bỏ bữa nhiều hơn. Thời gian này bố mẹ nên bắt đầu điều chỉnh giờ giấc ăn uống của trẻ, để trẻ tập trung ăn chính vào ban ngày, hạn chế ti vào buổi đêm.

Trẻ đã có thể đứng và đi những bước ngắn nên thường ham chơi hơn ham ăn

42-46 tuần tuổi 

Trẻ đã bắt đầu liên kết được những hành động liên tục sẽ nối tiếp nhau, như là mặc áo rồi tới mặc quần, mang tất rồi mới mang giày,...

Những ảnh hưởng

Giai đoạn này trẻ bắt đầu hình thành những thói quen cơ bản, vì vậy bố mẹ cần dành thời gian rèn luyện những thói quen sống lành mạnh cho trẻ. Dù lúc này trẻ sẽ biếng ăn nhưng bố mẹ chỉ cần tập thói quen ăn đúng giờ đúng bữa cho trẻ là trẻ sẽ vâng lời.

52-55 tuần tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu bày tỏ sự yêu thích với những màu sắc, hình ảnh, đồ vật khác nhau. Trẻ bắt đầu học cách hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau như đi từ bố tới mẹ, cầm cái gì đó đưa cho ai,...

Những ảnh hưởng

Ở giai đoạn biếng ăn sinh lý này của trẻ, nếu để ý sẽ thấy trẻ hoàn toàn không thích việc ăn uống và bắt đầu bày tỏ những điều thích và không thích của bản thân. Bố mẹ cần phải thu hút trẻ bằng cách chế biến những món ăn bắt mắt hơn, ngon hơn, trang trí đẹp mắt hơn để thu hút sự chú ý của trẻ trong mỗi bữa ăn.

61-64 tuần tuổi

Lúc này bé bắt đầu nhận thức được sẽ có những hậu quả nhất định sau những hành động nhất định. Trẻ bắt đầu học được cách nũng nịu để giành được sự chú ý, một đồ vật, hoặc một nhu cầu nào đó của trẻ.

Những ảnh hưởng

Giai đoạn này trẻ đã trở nên tinh ý hơn, biết để ý đến thái độ của người lớn xung quanh hơn. Trẻ không những lười ăn mà còn lười ngủ, điều này có thể dẫn đến sự rối loạn trong sinh hoạt của trẻ. Vì trẻ đã biết về hậu của của mỗi hành động nên bố mẹ có thể bắt đầu thiết lập các kỷ luật về giờ giấc ăn uống cũng như nghỉ ngơi của trẻ.

75 tuần tuổi

Trẻ đã có thể hiểu nhiều thứ hơn, cũng đã có thể nhận biết người quen người lạ, trẻ còn có thể thay đổi thái độ của bản thân trong nhiều trường hợp khác nhau. Trẻ có thể ngoan khi có người lạ và trở nên khó chịu, cáu kỉnh khi chỉ có bố mẹ. Trẻ có thể ngủ ngoan, hoặc cũng có thể đòi thức đêm để chơi. Giai đoạn này tâm sinh lý trẻ thay đổi khá thất thường.

Những ảnh hưởng

Trẻ thường sẽ trở nên đòi hỏi hơn vì nhận biết được khi mình nhõng nhẽo hoặc khóc bố mẹ sẽ nhường vậy nên bố mẹ cần vạch ra những răn giới như bé phải ăn thì mới được chơi, hoặc phải ngủ đúng giờ,....

Cách khắc phục khi trẻ bị biếng ăn sinh lý

  • Thu hút trẻ bằng những món ăn có màu sắc bắt mắt, trang trí những hình thù vui nhộn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua vào khẩu phần ăn của trẻ, vi đây là giai đoạn trẻ hoạt động rất nhiều nên thường 
  • Vạch ra cho bé những quy tắc về giờ giấc ăn uống, không để cho bé có những thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại, tv,... 
  • Không ép trẻ ăn khiến cho bé cảm thấy khó chịu và ác cảm với việc ăn uống hơn nữa. Nếu tình trạng không cải thiện, bố mẹ có thể tìm đưa trẻ đến các phòng khám dinh dưỡng để được thăm khám cũng như tư vấn của bác sĩ, để tìm ra cách cải thiện chế độ ăn uống của trẻ.
Chế biến những món ăn màu sắc, trang trí đẹp mắt để thu hút trẻ 

Biếng ăn sinh lý là một trong những hiện tượng hoàn toàn bình thường diễn ra do sự thay đổi về thể chất và tâm lý trong quá trình phát triển. Trong các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn đồng hành giúp trẻ từ từ vượt qua, chứ không nên gấp gáp cải thiện tình trạng ăn uống của trẻ. Qua bài viết này hy vọng cha mẹ có thể phần nào nắm bắt được tâm lý của trẻ trong từng giai đoạn để có thể tìm được cách giúp trẻ ăn ngon hơn.