Chất kẽm có tác dụng gì? Bổ sung kẽm khi nào là tốt nhất? 

Việc sử dụng kẽm có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Đó chính là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra các lợi ích của kẽm đối với sức khỏe. 

Kẽm có tác dụng gì?

Chất kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể 

Kẽm có tác dụng gì mà đối với sức khỏe nó lại quan trọng đến thế? Một số lợi ích nổi bật của kẽm bao gồm: 

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Kẽm có thể giúp bạn chống lại được các loại độc tố cũng như là các chất lạ có thể đe dọa đến khả năng miễn dịch của bản thân bạn. Đặc biệt là nó cũng rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tế bào T qua đó giúp chống lại các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virus. Nói chung về cơ bản thì sự thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng một phần nào đó đến khả năng bảo vệ sự miễn dịch tự nhiên của bạn, làm cho bạn dễ bị bệnh hơn.

Kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể 

Giảm viêm nhờ kẽm 

Kẽm không chỉ giúp tăng cường chức năng miễn dịch mà kẽm còn sở hữu một đặc tính chống viêm cực kỳ mạnh mẽ. Nó hoạt động giống như một chất chống oxy hóa, ngoài ra nó cũng có thể làm giảm stress oxy hóa. Đối với stress oxy hóa và tình trạng viêm có liên quan đến một số tình trạng bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm dạng khớp thấp. 

Cân bằng lượng đường trong máu 

Để giữ cho lượng đường trong máu ổn định thì phải cần tới Insulin vì đó là hormone chịu trách nhiệm cho việc ấy. Chính vì vậy mà nó có vai trò rất quan trọng đối với tổng thể sức khỏe. Vai trò của kẽm chính là quá trình lưu trữ, tổng hợp và giải phóng Insulin trong tuyến tụy. Vì lẽ đó, thiếu hụt kẽm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức insulin. Từ đó gây ra những thay đổi tiêu cực về lượng đường trong máu cũng như là cảm giác thèm ăn. 

Giúp quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn

Ngoài những đặc tính chống viêm cũng như là hỗ trợ tăng cường miễn dịch ra thì kẽm cũng góp phần giúp làm lành vết thương. Bên cạnh đó, kẹm còn có chức năng hỗ trợ làn da của bạn phục hồi một cách tốt hơn nhờ việc thúc đẩy các collagen. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, kẽm có thể giúp chữa lành những vết loét do tiểu đường cũng như là vết loét do tì đè. 

Hỗ trợ khả năng sinh sản

Kẽm có ảnh hưởng khá lớn đến việc sinh sản bởi vì nếu một người nam có nồng độ kẽm ở mức thấp thì có thể làm cản trở khả năng sản xuất ra tinh trùng cũng như là làm gián đoạn nồng độ testosterone ở trong huyết thanh. Ở nữ thì kẽm cũng đóng vai trò là giúp phát triển tế bào trứng. Lượng kẽm nếu không cung cấp đủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Chính vì vậy, cả nam và nữ thì đều phải bổ sung kẽm đầy đủ, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú nên bổ sung một lượng kẽm đầy đủ để giúp thai nhi có được một sức khỏe toàn diện.

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa 

Kẽm hoạt động cùng với các protein trong toàn bộ cơ quan. Bên cạnh đó còn hỗ trợ khoảng 100 loại enzyme khác nhau trong việc thực hiện các quá trình khác nhau, quá trình tiêu hóa cũng chính là một trong số đó. 

Hỗ trợ vị giác 

Đối với hầu hết các thụ thể vị giác đều nằm trong khoang mũi, vì lẽ đó mà hai giác quan có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Nhận thức vị giác có hoạt động đầy đủ và tốt hay không đều phụ thuộc vào kẽm, nếu bạn bắt đầu nhận ra rằng mình chẳng thể ngửi cũng như là nếm một thứ gì đó không rõ rệt và sống động như trước đây thì có lẽ đó chính là do hàm lượng kẽm trong cơ thể của bạn đang ở mức khá thấp.

Kẽm giúp tăng cường kích thích vị giác

Giúp tăng cường sự tập trung 

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt kẽm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị suy giảm khả năng chú ý. Do đó, để có thể cải thiện được khả năng tập trung thì cần phải bổ sung đầy đủ kẽm. 

Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn

Kẽm giúp chuyển hóa chất béo, carbohydrates, protein. Vì vậy, nếu bạn khó giảm cân thì nguyên nhân cũng có thể là do cơ thể đang thiếu kẽm.  

Tăng cường hỗ trợ và giúp cải thiện làn da 

Kẽm còn đóng vai trò giúp làm sạch làn da của bạn hơn. Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá có thể là do nhiều các yếu tố, nhưng đối với những nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng kẽm có đặc tính chống viêm có thể đem lại rất nhiều lợi ích đối với những người đang bị mụn trứng cá. 

Kẽm giúp cải thiện và bảo vệ làn da của bạn khỏe mạnh hơn 

Hỗ trợ bảo vệ mắt 

Kẽm có thể hỗ trợ làm chậm sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng theo những bằng chứng sơ bộ cho hay. Thoái hóa điểm vàng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa, và kẽm chính là chìa khóa có thể giúp chúng ta ngăn ngừa được căn bệnh ấy. 

Xem thêm:

Kẽm Zinc là gì?Tìm hiểu vai trò và cách bổ sung kẽm an toàn: https://nutrihome.vn/kem-zinc/

17 thực phẩm giàukẽm nhất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh: https://nutrihome.vn/thuc-pham-giau-kem/

Bổ sung kẽm khi nào là tốt nhất? 

Thông thường việc bổ sung kẽm có thể kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tháng theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều quan trọng nhất đó chính là, hàm lượng kẽm bổ sung sẽ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. 

Kẽm có tác dụng gì là câu hỏi đặt ra hàng đầu. Vì những lợi ích mà kẽm mang lại có những mặt lợi và mặt hại khác nhau. Vì thế mọi người cần nên cẩn thận trong quá trình sử dụng và bổ sung kẽm vào cơ thể để vừa an toàn vừa đạt hiệu quả cao nhất nhé.