Calcium là gì? Thực phẩm giàu calcium dành cho bạn
Calcium, cụ thể là canxi, đây được xem là thành phần không thể thiếu giúp hình thành nên xương và răng chắc khỏe. Tuy nhiên, cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp được calcium, nên nếu muốn tăng cường calcium, buộc bạn phải bổ sung nhiều nguồn thực phẩm giàu canxi. Và để hiểu hơn về vai trò, khi nào cần bổ sung canxi và những thực phẩm giàu canxi thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Calcium là gì?

Calcium, tên gọi khác là canxi, đóng vai trò của một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, loại khoáng chất nào còn liên quan đến quá trình đông máu, hỗ trợ các cơ co lại và rất tốt cho quá trình điều chỉnh nhịp tim, cùng các chức năng thần kinh khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 99% calcium của cả cơ thể được lưu trữ, có mặt trong thành phần xương, còn 1% còn lại xuất hiện trong cơ, mạch máu và một số mô cơ quan khác trong cơ thể.

Chính vì sự cần thiết và quan trọng của calcium, nhiều người đã đặt ra vấn đề là calcium đưa vào cơ thể bằng cách nào. Có thể nói, con đường chính và chủ yếu để giúp cơ thể tổng hợp calcium đó là chế độ dinh dưỡng kết hợp bổ sung thực phẩm chức năng chứa calcium và cách khác đó là lấy canxi từ chính trong cơ thể để nuôi các tế bào. Nếu bạn không cung cấp thực phẩm chứa calcium thì đồng nghĩa, cơ thể sẽ loại bỏ ngay lượng canxi có trong xương để cung cấp cho bộ phận khác.
Calcium có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Nhắc đến canxi hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến vai trò hỗ trợ xương răng chắc khỏe. Vâng, đó chính là vai trò cơ bản nhất của calcium. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy rằng, ngoài vai trò chính kể trên, canxi còn một số vai trò khác. Hãy cùng điểm qua những vai trò chủ yếu mà calcium mang lại nhé.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Như đã nói ở trên, trong cơ thể chúng ta, 99% calcium có mặt trong xương, còn 1% còn lại sẽ ở các cơ, máu và mô. Vì vậy, việc khoáng chất này đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ sự phát triển, duy trì của xương là điều hiển nhiên, không bàn cãi.
Đối với trẻ em, người trưởng thành đang trong quá trình phát triển cơ thể, chiều cao thì canxi (calcium) có vai trò thúc đẩy xương phát triển, hình thành hoàn chỉnh khung xương ở người. Còn đối với người lớn tuổi, lúc này xương không phát triển nữa, nên nhiệm vụ của canxi lúc này sẽ là duy trì, đảm bảo độ chắc khỏe và làm chậm quá trình mất mật độ xương, hay còn gọi là giảm quá trình lão hóa xương ở người lớn tuổi.

Đặc biệt hơn, đối với những người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, mật độ xương sẽ bị giảm hơn nhiều so với nam giới, vì thế nguy cơ bị loãng xương chiếm tỷ lệ cao, cần bổ sung canxi kịp thời để giảm thiểu tình trạng loãng xương này.

Điều chỉnh quá trình co giãn của hệ cơ
Bên cạnh giúp hình thành và phát triển xương, canxi còn giúp điều chỉnh sự co cơ. Bạn có thể hiểu một cách nôm na là, một dây thần kinh nào đó sẽ kích thích vào cơ nhất định, khi đó cơ thể sẽ giải phóng lượng canxi phù hợp, lúc này canxi có nhiệm vụ hỗ trợ các protein trong cơ thực hiện hoạt động co lại. Đồng thời, khi lượng canxi được bơm ra khỏi cơ thì cơ lúc này sẽ bắt đầu giãn ra.

Hỗ trợ hoạt động cơ tim
Cuối cùng, một vai trò quan trọng không thể bỏ qua của canxi đó chính là duy trì hoạt động cơ tim. Cụ thể, canxi (calcium) giúp làm giảm cơ trơn bao quanh các mạch máu, giúp quá trình vận chuyển máu từ cơ tim đến các bộ phận của cơ thể diễn ra dễ dàng, thuận tiện.

Một số chức năng khác
Ngoài những chức năng chính của calcium đã nêu trên, một số nghiên cứu khác cũng cũng chỉ ra rằng, quá trình hấp thụ đủ lượng canxi cần thiết còn giúp:
- Giảm nguy cơ phát triển các tình trạng liên quan đến huyết áp cao khi mang thai;
- Hạ huyết áp ở người trẻ tuổi;
- Giảm huyết áp ở những người có mẹ tiêu thụ đủ canxi trong thai kỳ;
- Cải thiện các chỉ số cholesterol;
- Giảm nguy cơ u tuyến đại trực tràng, một loại khối u không phải ung thư.
Thiếu calcium sẽ như thế nào?
Biểu hiện của người thiếu calcium (canxi)
Hầu hết những người thiếu calcium sẽ không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng dần dần, bắt đầu ở mức độ nhẹ mà người bệnh khó phát hiện, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp khiến sức khỏe bị suy yếu nhanh chóng. Để có thể kịp thời chữa trị thì chúng ta nên chú ý đến sức khỏe, quan tâm nhiều hơn đến những dấu hiệu bất thường xảy ra ở cơ thể của mình. Theo một số khảo sát, những người thiếu calcium thường sẽ có những biểu hiện như:
- Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ;
- Gặp các vấn đề về cơ, đau cơ, dễ bị chuột rút và hay co thắt cơ;
- Thường xuyên đau ở vùng đùi, vùng cánh tay trong quá trình đi bộ hoặc di chuyển;
- Vùng bàn tay, cánh tay, bàn chân, cánh chân, thậm chí cả vùng quanh miệng hay bị tê và có dấu hiệu ngứa ran;
- Lên cơn co giật, nhịp tim thất thường;
- Da trở nên thô ráp, móng tay cũng trở nên giòn, dễ gãy hơn;
- Tóc rụng thành từng mảng;
- Dễ bị gãy xương do xương loãng vì thiếu canxi;...

Hậu quả của việc thiếu calcium
Như đã nói, calcium mang lại rất nhiều lợi ích và giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vì thế, nếu thiếu hụt calcium đồng nghĩa với việc cơ thể phải đối mặt với một số căn bệnh nguy hiểm, điển hình như:
- Sự thay đổi răng miệng, răng trở nên vàng, dễ bị sâu và tổn thương khiến răng hay chảy máu;
- Tăng tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh nha chu;
- Gây bệnh đục thủy tinh thể;
- Với trẻ em thì ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao, gây còi xương;
- Với người lớn sẽ khiến khối lượng xương thấp, dễ gây hiện tượng loãng xương, xương giòn, dễ gãy;...
Làm thế nào để bổ sung calcium hiệu quả nhất?
Đối tượng sử dụng
Thiếu hụt canxi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sức khỏe của mỗi người, vì thấy khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu thiếu canxi thì phải bổ sung ngay vào cơ thể để hạn chế những tác hại đáng tiếc nhất xảy ra. Vậy đối tượng nào nên bổ sung calcium?
Người cần bổ sung calcium nếu rơi vào các trường hợp sau:
- Người ăn thiếu chất, đặc biệt là chế độ ăn chay trường;
- Những người hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể
- Bệnh nhân đang dưỡng bệnh, có dấu hiệu hoặc mắc bệnh loãng xương;
- Rối loạn trong quá trình dung nạp lactose;
- Mắc các bệnh lý về tiêu hóa khiến việc hấp thụ canxi kém: viêm ruột, bệnh celiac, điều trị corticoid kéo dài,...
- Trẻ em mắc bệnh còi xương, chậm lớn, còn người cao tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh dễ mắc bệnh loãng xương;...
Liều lượng sử dụng calcium
Bổ sung calcium cũng tùy vào từng nhu cầu và độ tuổi của mỗi người. Vì thế, để bổ sung hợp lý, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể mà không để lại hậu quả, rủi ro sau này thì mọi người nên tham khảo bảng liều lượng sử dụng calcium dưới đây:

Thực phẩm chứa calcium
Cơ thể có thể tự tổng hợp canxi từ xương, tuy nhiên lượng canxi này quá ít so với nhu cầu của cơ thể. Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu calcium luôn là điều cần thiết và rất quan trọng vừa đảm bảo cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, vừa an toàn đối với sức khỏe của mọi người. Một số thực phẩm giàu calcium tốt cho sức khỏe gồm:
- Hầu hết thực phẩm làm từ sữa: Sữa chua, sữa phô mai, sữa đậu nành, một số loại sữa công thức bổ sung calcium,...
- Những loại rau xanh: Cải xoăn, cải xoong, đậu rồng, rau diếp, cần tây, rau chân vịt,...
- Ngũ cốc: hạnh nhân, vừng, các loại đậu, hạt chia,...
- Các loại cá đặc biệt nhất là cá hồi và cá mòi,...
Calcium là loại khoáng chất tốt cho sự phát triển của răng và xương, vì thế mọi người cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất này để cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. Hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thêm kiến thức cho bản thân trong quá trình sinh hoạt, giúp đời sống được cải thiện, sức khỏe được nâng cao hơn.