Táo bón sau sinh là gì? Những thông tin cần thiết
Táo bón sau sinh là một triệu chứng rất dễ gặp ở thời kỳ sau sinh, hay còn gọi thời kì hậu sản. Mỗi khi người mẹ gặp phải triệu chứng này sẽ có cảm giác rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe sau sinh. Vậy táo bón sau sinh là gì? Làm sao để khắc phục nó? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn điều này.
Táo bón sau sinh là gì?
Sau khi sinh, hệ thống tiêu hóa, đường ruột của mẹ bị ảnh hưởng nhiều, nhưng sau một vài ngày sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, có những trường hợp, chứng táo bón kéo dài rất lâu, gây không ít phiền toái cho mẹ.
Có thể nói táo bón sau sinh là một loại táo bón chức năng, nó liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học từ người phụ nữ. Khi gặp phải triệu chứng táo bón, mẹ bỉm sẽ thấy rất khó chịu ở vùng bụng dưới và hậu môn. Bởi vì, phân không được thải ra ngoài do thiếu nước, trở nên rất khô và cứng. Để tình trạng này không kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy trang bị cho mình kiến thức về chứng táo bón, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Nguyên nhân chứng táo bón sau sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón sau sinh. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất, cụ thể:
Thiếu nước
Sau sinh, sữa mẹ trở thành nguồn thức ăn duy nhất của trẻ. Mà trong sữa chủ yếu là nước, vì thế khi cho bé bú mẹ sẽ mất đi lượng nước đáng kể. Nhiều mẹ sợ sữa bị loãng nếu uống nhiều nước nên đã hạn chế đưa nước vào cơ thể, điều này dẫn đến tình trạng mẹ bị thiếu nước, khiến phân bị khô cứng, khó đi, gây ra táo bón.

Thiếu chất xơ
Chất xơ được xem là một loại khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột. Một khi bạn không cung cấp đầy đủ chất xơ vào cơ thể thì đồng nghĩa quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, lâu ngày sẽ gây hiện tượng táo bón.

Thói quen sinh hoạt
Sau sinh, mẹ thường hay có thói quen lười đi vệ sinh. Bởi vì vết mổ khi sinh nở hay các vết khâu tầng sinh môn chưa lành hẳn khiến mẹ sợ đau, ngại đi vệ sinh. Hơn nữa, khi mẹ nhịn đi ngoài mặc cho cơ thể đang muốn đi, điều này khiến cơ thể hấp thụ lượng nước từ phân, làm cho phân trở nên cứng, khô hơn, nên sau này, mẹ đi đại tiện sẽ khó hơn vì lượng phân cứng đó vẫn còn trong đường ruột.
Tác dụng của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ, ảnh hưởng đến quá trình đi ngoài, mẹ cần chú ý như: ma túy, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, hạ huyết áp,...

Hormone thai kỳ
Trong quá trình mang thai, em bé trong bụng mẹ càng lớn thì sẽ càng gây áp lực lên hệ thống đường ruột của mẹ. Gây nên các tình trạng chèn ép đại tràng, khiến nhu động ruột giảm đi rất nhiều, từ đó dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, quá trình mang thai còn gây ảnh hưởng, làm giảm hoạt động và thay đổi nồng độ hormone cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón sau sinh.

Ít vận động
Bởi vì sau sinh, cơ thể mẹ mất nhiều sức, và những vết mổ, vết khâu sau khi sinh là nguyên nhân khiến mẹ không muốn vận động, di chuyển vì sợ đau. Việc nằm một chỗ trên giường và căng thẳng sau sinh sẽ làm ức chế nhu động ruột, từ đó dẫn đến chứng táo bón.
Mắc hộ chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích được xem là một trong những biến chứng do bệnh táo bón lâu ngày gây nên.
Triệu chứng phổ biến của táo bón sau sinh
Bệnh táo bón có một số biểu hiện giống các bệnh lý thông thường khác. Vậy làm cách nào để biết bản thân mắc chứng táo bón sau sinh. Hãy cùng điểm qua một vài những dấu hiệu táo bón sau sinh dưới đây:
- Cảm giác nặng bụng, bụng có dấu hiệu trương phình, khó chịu ở vùng bụng dưới;
- Cảm thấy đau mỗi khi đi đại tiện;
- Thường xuyên rặn, gây tổn thương vùng hậu môn;
- Phân đi ngoài thường nhỏ, cứng, khô và có chất nhầy;
- Tốn nhiều thời gian để đi ngoài;
- Sau khi đi đại tiện vẫn cảm thấy bụng chưa được trống rỗng;
- Hay bị chuột rút, đau dạ dày, đau đường ruột;...
Giải pháp cho hạn chế tình trạng táo bón sau sinh
Mẹ cảm thấy khó chịu khi đi ngoài không gặp khó khăn? Mẹ phải loay hoay tìm giải pháp cho chứng táo bón sau sinh? Đừng lo lắng, dưới đây sẽ là những giải pháp giúp đi ngoài dễ dàng sau sinh đã được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng, mang lại hiệu quả cao. Các mẹ cùng tham khảo nhé.
Uống nhiều nước
Sau sinh, mẹ cần phải uống nhiều nước hơn bình thường, vì lúc này lượng nước cung cấp phải đủ cho nhu cầu của cơ thể mẹ đồng thời phải hỗ trợ tạo sữa cho con bú. Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 - 3 lít nước. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể kết hợp uống các loại nước ép trái cây, nước từ các loại rau xanh, ngũ cốc, hay cũng có thể là các loại trà thảo mộc, trà hoa khô,... để mẹ đỡ nhàm chán và có thể bổ sung một vài dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh với đầy đủ các loại dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ sẽ khiến cho mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh. Hơn nữa còn giúp bổ sung dinh dưỡng vào nguồn sữa cho con bú.
Đặc biệt, chất xơ từ thực vật đóng vai trò hút nước ở hệ thống đường ruột và sau sau đó trương nở, tạo khối phân dễ dàng ra ngoài cơ thể. Vì thế mẹ đừng quên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của mình nhé.

Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen đi vệ sinh đúng giờ là một việc làm rất cần thiết để khắc phục tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả. Hơn nữa, mẹ hãy hạn chế hoặc tránh việc nhịn đi ngoài, điều này sẽ không tốt, khiến phân bị vón lại ở ruột, khó ra ngoài hơn, và đến lúc đã đầy, mẹ đi vệ sinh sẽ phải cố rặn, khiến vùng hậu môn đau, rất dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Vận động nhẹ nhàng và thư giãn
Mặc dù các mẹ sau sinh đều rất mệt, muốn nằm nghỉ ngơi. Nhưng lời khuyên tốt nhất là mẹ nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể được linh hoạt, khỏe mạnh, đặc biệt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đi vệ sinh cũng trở nên dễ dàng. Không cần tập thể dục hay chạy nhảy nhiều, phụ nữ sau sinh chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, tập một số động tác yoga nhẹ nhất có thể, điều này sẽ giúp mẹ vừa có tinh thần thoải mái, thư giãn, vừa giúp sức khỏe nhanh chóng hồi phục hơn sau sinh.

Các biến chứng của táo bón
Sau khi biết bản thân mắc chứng táo bón, nhưng không xử lý kịp thời, để kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng nếu để tình trạng táo bón lâu ngày như: Són phân, sa trực tràng, són tiểu, đứt phân, thậm chí nguy cơ mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ rất cao.
Táo bón sau sinh sẽ không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của mẹ bỉm nếu tìm được giải pháp xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ đỡ băn khoăn, lo lắng về tình trạng táo bón của mình. Chúc mẹ bỉm có một sức khỏe thật tốt và có cuộc sống sau sinh thật vui vẻ.