Trẻ biếng ăn sinh lý và những điều bố mẹ cần phải biết

Biếng ăn là tình trạng cơ thể bị rối loạn hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Có nhiều lý do gây ra tình trạng này như do bệnh, do tâm lý, do  ăn uống không điều độ, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn không đủ,... Bài viết này đề cập đến chứng biếng ăn được gây ra bởi sinh lý, do cơ thể đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, nhất là những năm đầu đời. Và giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý.

Trẻ biếng ăn sinh lý và những điều bố mẹ cần phải biết

Biếng ăn sinh lý là gì?

Có ba nguyên nhân lớn nhất thường được cân nhắc đầu tiên khi điều trị cho trẻ biếng ăn sinh lý là do bệnh lý, tâm lý và sinh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý thường xảy ra vào những giai đoạn như khi trẻ bắt đầu mọc răng, ăn dặm, khi trẻ tập lẫy, tập đứng và đi. Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu có những biểu hiện tránh né bữa ăn, quấy khóc, nặng hơn có thể khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy, táo bón. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 2 - 3 tuần, và sẽ thường xuyên lặp lại trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Khi cơ thể đã thích nghi với những biến đổi thì sức khoẻ bé sẽ trở nên bình thường và ổn định hơn.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn sinh lý

Khi thấy trẻ có những biểu hiện này, có thể trẻ đã bắt đầu giai đoạn biếng ăn sinh lý.

  • Đối với trẻ vẫn đang bú mẹ thì mẹ sẽ thấy trẻ đột nhiên bú ít hơn bình thường, không khóc đòi bú và thời gian mỗi lần bú sẽ ngắn lại.
  • Trẻ sẽ ăn ít hơn bình thường hoặc bỏ hẳn bữa dù đã thay đổi món ăn.
  • Chạy trốn mỗi lần đến giờ ăn, quấy khóc không chịu ăn, ngậm thức ăn trong miệng lâu hoặc nhè ra, khiến bữa ăn luôn kéo dài hành tiếng đồng hồ nhưng lại không ăn được bao nhiêu.
  • Trẻ chạy chơi, không chịu ngồi yên mỗi giờ ăn. Tập trung chơi mà không cảm thấy thèm ăn hoặc muốn ăn.
  • Cân nặng không tăng hoặc giảm đi nhiều.
Dấu hiệu khi trẻ biếng ăn sinh lý

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn sinh lý

Các chuyên gia xác định hai nguyên nhân chính gây ra biếng ăn sinh lý của trẻ như sau:

Trong quá trình mang thai

Khi mang thai, người mẹ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng bào thai, hoặc có cung cấp nhưng lại không đúng cách, các chất dinh dưỡng thai nhi thường thiếu là sắt, canxi, kẽm hoặc vitamin thiết yếu. Việc thiếu dưỡng chất trong quá trình mang thai có thể dẫn đến những hậu quả như trẻ sinh non/ thiếu tháng, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, lười bú và hay bỏ bú, hoặc lượng thức ăn thêm bên ngoài của trẻ ít hơn những trẻ cùng tuổi.

Trong giai đoạn thay đổi sinh lý

Những giai đoạn này là lúc trẻ bắt đầu mọc răng, tập bò, tập đứng, tập đi, tập nói, ăn dặm,... Đây là giai đoạn trẻ đang phải hoàn thiện cơ thể và học hỏi, khám phá về thế giới này, vậy nên trẻ sẽ thường bỏ qua việc ăn uống và tập trung vào những hoạt động tay chân. Vì trẻ luôn phát triển nên chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng thường xuyên phải thay đổi, khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. 

Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý diễn ra ở nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ nhưng tần suất dày đặc nhất là khi trẻ dưới 2 tuổi. Cùng điểm qua một số giai đoạn nổi bật nhất trong khoảng thời gian này.

3-4 tháng tuổi

giai đoạn này trẻ sẽ tập lẫy và lật bắt đầu để ý những tiếng động xung quanh.

  • 6 tháng tuổi: lúc này trẻ bắt đầu được cho ăn dặm, được thử những thức ăn khác ngoài sữa mẹ nên chưa thích nghi được với những mùi vị mới.
  • 9-10 tháng tuổi: đây được xem là một trong những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ bắt đầu tập bò, tập đứng và bước đi được những bước nhỏ, trẻ đang khám phá về những khả năng của bản thân cũng như đang có thể tự mình tiếp cận gần hơn với thế giới xung quanh, nên sẽ tập trung vào những hoạt động khác hơn là ăn uống. Đồng thời, ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu mọc răng khiến nướu sưng đau và có thể sốt, trẻ sẽ khó chịu trong việc nhai nuốt dẫn đến biếng ăn.
Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý
  • 16-18 tháng tuổi: lúc này trẻ đã thành thạo đi lại và trở nên ham khám phá, ham chơi hơn trước rất nhiều.
  • 2-3 tuổi: giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu đi nhà trẻ, môi trường sống bị thay đổi và phải tiếp xúc với nhiều người lạ mặt hơn nên thường tâm lý trẻ sẽ chưa thích nghi được.

Một số giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ

Dựa vào những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ biếng ăn sinh lý, có thể đưa ra một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng như sau:

  • Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần kiên nhẫn dỗ dành trẻ, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày nếu không thể bú nhiều trong một hai lần.
  • Để tránh trình trạng trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng không chịu nuốt thì bố mẹ nên chọn cho trẻ ăn những loại thức ăn dạng bột, hoặc lỏng, dễ nuốt. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cho bé phải ăn quá nhiều trong một lần khiến trẻ chán ăn uống hơn.
  • Chế biến món ăn không những đa dạng mà màu sắc cũng nên bắt mắt, trang trí những hình thù đẹp để giúp trẻ có hứng thú với bữa ăn hơn.
  • Nên động viên, dỗ dành và khen ngợi trẻ ăn ngoan thay vì dọa nạt, quát mắng bắt trẻ ăn thật nhiều.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi ăn để tránh bé phải phân tâm nhiều hoạt động.
  • Bổ sung vào bữa ăn món hỗ trợ tiêu hoá, cung cấp năng lượng cũng như cung cấp thêm vitamin và các chất khác như sữa chua, các loại trái cây, sữa,...
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ để nhanh chóng vượt qua biếng ăn

Trẻ biếng ăn sinh lý không phải tình trạng xa lạ và khó chữa nhưng bố mẹ cần phải biết những kiến thức cơ bản để có thể ứng phó, cùng trẻ trải qua những giai đoạn khó khăn và ngăn ngừa những hậu quả tệ hơn có thể xảy ra cho quá trình phát triển thể chất và trí não về sau.