‍Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao? Những vấn đề cần lưu ý 

Trẻ sơ sinh lười bú là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao để cải thiện tình trạng này sẽ được cụ thể trong bài viết sau.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh lười bú

Trẻ sơ sinh lười bú thường xuất phát từ một số vấn đề nhất định. Nguyên nhân có thể xuất phát từ bên trong bé hoặc yếu tố bên ngoài, vụ thể:

  • Bé bị đau hoặc khó chịu: Mọc răng, tưa miệng hoặc mụn rộp có thể gây đau miệng khi con bú. Bên cạnh đó, nhiễm trùng tai có thể gây đau khi bú hoặc nằm nghiêng. Vết thương hoặc tiêm phòng có thể gây khó chịu khiến con không muốn bú.
  • Con bị ốm: Cảm lạnh hoặc nghẹt mũi có thể khiến bé khó thở trong khi bú.
  • Căng thẳng hoặc mất tập trung: Việc kích thích quá mức, cho ăn chậm hoặc cách xa mẹ lâu có thể khiến con quấy khóc và khó bú. 
  • Mùi hương hoặc vị khác thường: Những thay đổi về mùi của mẹ bỉm do xà phòng, nước hoa, kem dưỡng da hoặc chất khử mùi mới có thể khiến bé không thích bú sữa mẹ. Những thay đổi về mùi vị của sữa mẹ có liên quan mật thiết đến thức ăn mẹ ăn, thuốc uống.
  • Giảm nguồn sữa: Bổ sung sữa bình hoặc sử dụng núm vú giả quá nhiều có thể làm giảm sự thích thú của con với sữa mẹ.
Trẻ sơ sinh có thể lười bú dưới nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế mẹ cần quan tâm đến những thay đổi nhỏ nhất xảy ra trên bé hoặc trên mẹ bỉm

Trẻ bú bao nhiêu là đủ?

Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh vào ngày đầu tiên sau sinh có thể được so sánh với kích thước của một viên bi. Vào ngày thứ ba của cuộc đời, dạ dày đã phát triển bằng kích thước của một quả óc chó. Khi tròn 1 tuần tuổi, nó đã có kích thước bằng một quả mơ. Trẻ sơ sinh uống hàm lượng sữa khác nhau trong mỗi bữa ăn và cũng khác nhau đối với từng bé.

Trẻ sơ sinh lười bú có thể bị ngộ nhân do khả năng bú của bé không đạt sự kỳ vọng của bố mẹ. Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra kết luận rằng trẻ sơ sinh không cần một định lượng nào cho thể tích sữa mà chúng bú. Trẻ sơ sinh có thể tự điều chỉnh lượng thức ăn mà chúng thực sự muốn hấp thụ. Việc này không gây ảnh hưởng gì đến khả năng phát triển và nhu cầu muốn bé tăng cân của gia đình. Mẹ hoàn toàn có thể can thiệp kể từ tuần thứ 2 cho con bú.

Trẻ được cho ăn theo nhu cầu sẽ bú sữa thường xuyên hơn, nhưng các bé không ăn quá nhiều và tự điều chỉnh thói quen uống của mình sao cho thoải mái nhất

Trẻ sơ sinh lười bú: - Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang đói?

La hét và khóc thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang đói. Nhận biết trẻ sơ sinh đang đói càng sớm càng có thể tránh được căng thẳng cho bé. Khi em bé đói thường trở nên bồn chồn, há miệng và quay đầu để tìm kiếm nguồn thức ăn. Các dấu hiệu khẩn cấp hơn bao gồm kéo căng các chi và tăng hoạt động vận động, chẳng hạn như đá hoặc chuyển động chân giống như đạp xe. Bé có hành hành động nắm chặt bàn tay hoặc đưa ngón tay lên miệng để bú. 

Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?

Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Để có thể giải quyết tình trạng này triệt để, mẹ cần quan tâm đến con hơn để xác định được nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh lười bú sữa. Từ đó, bố mẹ có những phương pháp cụ thể để giúp trẻ cải thiện tình trạng và bú được nhiều sữa giúp tăng cân ổn định.

Với trẻ đang bú sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể lười bú mẹ nếu chất lượng nguồn sữa không được đảm bảo hoặc các lỗi cho con bú của mẹ bỉm. Vậy làm gì khi trẻ sơ sinh lười bú mẹ, cách cải thiện như sau:

  • Tư thế khi mẹ cho bé bú rất quan trọng, tư thế không phù hợp có thể khiến bé không thoải mái và lười bú sữa mẹ. Vì thế hãy thường xuyên thay đổi tư thế và theo dõi sức bú của con để nhận định tư thế phù hợp nhất.
  • Đối với trẻ sơ sinh lười bú, nên cho bé bú nhiều lần trong ngày. Thường sau 2 tiếng trẻ sẽ bắt đầu đói và muốn được bú. Tránh để trẻ đói lâu có thể gây căng thẳng, lâu dần có thể hình thành thói quen đốt ít năng lượng và chậm phát triển. 
  • Mẹ bỉm có thể vắt sữa để con dùng dần những khi bầu vú có vấn đề (bị đau do con bú quá nhiều, sữa không ra đều,...)
  • Để ổn định được nguồn dinh dưỡng trong sữa, người mẹ cần tiêu thụ đủ các nhóm thực phẩm có chứa các thành phần từ nhóm protein, lipid, carbohydrate, vitamin và các loại khoáng chất. 
  • Các thực phẩm có thể khiến sữa mẹ có mùi vị lạ như sữa, cà phê,... cần được tránh dùng trong thời gian cho con bú, vì nó có thể khiến bé cảm thấy không thân quen và bỏ bữa.
Trẻ lười bú sữa mẹ không thể nhận đủ lượng miễn dịch tự nhiên, dễ gặp các tình trạng bệnh do nhiễm hại khuẩn từ bên ngoài

Đối với trẻ đang bú sữa công thức

Trẻ sơ sinh lười bú có thể diễn ra kể cả đối với trẻ bú bình. Tuy còn bé, nhưng các trẻ vẫn có khẩu vị khác nhau đối với thức ăn mà chúng mong muốn. Vì thế nên lựa chọn sữa công thức phù hợp với với độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng, sở thích, giới tính,... Việc này nhằm kích thích sự thèm ăn và bú được nhiều hơn của bé. Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong sữa cũng rất quan trọng để trẻ có thể phát triển toàn diện (chiều cao, cân nặng,...).

Lựa chọn sữa có công thức phù hợp quan trọng trong việc cải thiện tình trạng lười bú của con

Ngoài ra, đối với các bé bú sữa bình, việc lựa chọn bình có núm vú giả phù hợp với miệng bé sẽ cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh lười bú bình. Miệng bé rất mềm mịn và dễ bị tổn thương. Vì thế núm vú cần là loại mềm và được tạo thành từ vật liệu không ảnh hưởng đến sức khỏe. Núm vú từ các loại có chứa độc tố sẽ khiến trẻ nhiễm độc và mắc các bệnh suy yếu miễn dịch nếu sử dụng trong thời gian dài.

Lưu ý điều gì khi cho con bú

Trẻ sơ sinh lười bú là một trong những vấn vấn đề hàng đầu mà các bậc phụ huynh đang gặp phải. Một trong những cách để hạn chế tình trạng này là quan tâm đến bé nhiều hơn. Đặc biệt là các vấn đề khi bé bú sữa.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Để hạn chế trẻ sơ sinh lười bú, các bà mẹ nên đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và uống đủ chất. Vì dinh dưỡng của sữa mẹ phụ thuộc rất nhiều vào các thực phẩm mà mẹ hấp thụ hằng ngày. Đồ uống có chứa cafein được cho phép với lượng vừa phải để tránh ảnh hưởng đến mùi vị sữa khiến bé thấy lạ và dẫn đến chán ăn.

Thực phẩm mỗi ngày mà mẹ dung nạp vào cơ thể sẽ khiến chất lượng của nguồn sữa được đảm bảo.

Để tránh trẻ sơ sinh lười bú sữa, mẹ không được sử dụng chất kích thích

Mặt khác, phụ nữ đang cho con bú nên tránh uống rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Các chuyên gia đồng ý rằng kiêng hoàn toàn rượu là an toàn nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn uống rượu hay bia hãy chỉ dùng một ít (khoảng 1 ly hay cốc nhỏ). Thời điểm tốt nhất là sau khi cho con bú, lúc này độc tố của rượu và bia sẽ bị phân hủy hoàn toàn trước khi lần cho con bú tiếp theo đến. Điều đó sẽ tránh được việc con có thể bị ảnh hưởng vào bữa ăn tiếp theo của con.

Cơ thể trẻ sơ sinh không thể chịu với việc mùi của thuốc lá vẫn còn nồng nặc trên người mẹ, dẫn đến trẻ không bú

Tư thế cho con bú

Việc trẻ sơ sinh lười bú có thể xuất phát từ việc tư thế mẹ cho trẻ bú ảnh hưởng đến quá trình bú. Việc này có thể gây khó khăn cho việc trẻ ngậm vú mẹ, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa hoặc khó khăn trong việc lưu thông dòng sữa ra ngoài.

Các tư thế mẹ cho bé bú phù hợp:

  • Tư thế ngồi: Mẹ ngồi, có điểm tựa cho lưng và dùng tay bên bầu vú ôm cho bé bú.
  • Tư thế nằm: Mẹ nằm hơi nghiêng về bên cho bé bú. Đặt bé nằm bên cạnh và áp mặt ebs vào bầu sữa.
  • Tư thế cho bú song sinh: Mẹ ngồi trên ghế hoặc vật gì có điểm cho lưng. Ôm bé song song với bầu vú của mẹ và cho bé bú.

Sữa bình cũ khiến trẻ sơ sinh lười bú

Cha mẹ cho trẻ bú bình cần chú ý vệ sinh bình thường xuyên và đúng cách. Vì sữa bột dành cho trẻ em ít vi trùng, nhưng không phải là không có mầm bệnh. Mỗi bữa ăn phải được chuẩn bị theo đúng hướng dẫn y tế, không pha trước quá lâu tránh để nguội dẫn đến trẻ dễ ngán. Nếu trẻ đã bú no nhưng vẫn còn một ít trong bình thì cha mẹ không nên giữ và hâm lại. Vệ sinh núm vú và bình sữa sau mỗi bữa ăn bằng nước nóng, nước rửa chén (rửa lại thật kỹ với nước sạch) hoặc trong máy rửa bát ở 65 độ C.

Bình sữa cũ hoặc kém chất lượng có thể gây ngộ độc cho bé nếu sử dụng để đựng sữa nóng trong thời gian dài

Thực phẩ ít gây dị ứng (thực phẩm HA)

Trẻ sơ sinh lười bú sữa mẹ có cha mẹ hoặc anh chị em bị dị ứng nên được cho dùng loại sữa công thức HA (công thức sữa ít gây dị ứng). Bên trong sữa công thức HA, protein được chia thành các khối xây dựng nhỏ hơn, ít gây dị ứng mạnh như các loại sữa bột khác. Cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ xem con của mình loại sữa với công thức đặc biệt hay không, ví dụ như đối với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.

Giải đáp thắc của bạn đọc về trẻ sơ sinh lười bú mẹ

Trẻ sơ sinh lười bú là một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều độc giả cũng có những câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Chúng tôi đã lựa chọn các vấn đề được bạn đọc quan tâm nhất để trả lời trong bài viết.

Dinh dưỡng cần thiết từ nguồn sữa mẹ

Bạn đọc có thắc mắc: Em hiện đang mang thai 8 tháng, em sợ sau sinh bé không có đủ nguồn sữa mẹ. Vậy nguồn sữa mẹ quan trọng như thế nào với bé ạ? 

Giải đáp:

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong năm đầu đời. Nguồn sữa mẹ vô cùng quan trọng vì nó có tất cả nguồn dinh dưỡng thiết yếu và miễn dịch tự nhiên mà con cần. Khi trẻ bắt đầu sử dụng các sản phẩm bổ sung, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến khi nguồn sữa không còn đủ để đáp ứng. Trẻ sơ sinh lười bú mẹ sẽ không nhận được miễn dịch tự nhiên, thứ không có trong các loại sữa công thức.

Sữa mẹ cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ trong năm đầu tiên sau sinh

Điều này áp dụng cho tất cả trẻ sơ sinh, bao gồm cả trẻ em có nguy cơ bị dị ứng  và những trẻ bị khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần. Ví dụ, hầu hết trẻ em mắc hội chứng Down (thể tam nhiễm) cũng có thể được bú sữa mẹ. Trong trường hợp trẻ bị khó nuốt, đôi khi có thể phải cho trẻ ăn ban đầu qua ống. Tuy nhiên, có những khiếm khuyết, chẳng hạn như phản xạ bú kém hoặc khuyết tật tim nghiêm trọng. Nhưng ngay cả khi em bé của bạn bú bình, nó sẽ phát triển mạnh dưới sự quan tâm và chăm sóc yêu thương của người mẹ.

Trẻ sơ sinh lười bú sẽ cảm thấy không gần gũi về thể chất

Bạn đọc có thắc mắc: Đây là lần đầu tiên em làm mẹ, bé hiện đã 1 tháng tuổi và đang bú mẹ. Có cách nào giúp bé gần gũi hơn với mẹ không? Mong bác sĩ sớm giải đáp.

Giải đáp:

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cảm thấy gần gũi, ấm áp hơn với mẹ chủ yếu thông qua tiếp xúc thân thể. Thường là khi trẻ được mẹ ôm ấp trong vòng tay hoặc được vuốt ve, đặc biệt là khi mẹ đang cho con bú. Con có thể cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương của người mẹ một cách rõ ràng nhất. Sự quan tâm và chăm sóc của bạn làm cho nó cảm thấy được chấp nhận, che chở và bảo vệ. Sự tiếp xúc cơ thể gần gũi này giúp mẹ và bé hiểu nhau và phát triển mối quan hệ tốt hơn.

Sữa mẹ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ sơ sinh. Khi cho con bú, bé sẽ cảm thấy an toàn, chắc chắn và được bảo vệ.

Dinh dưỡng theo kịp sự phát triển

Bạn đọc có thắc mắc: Bé nhà mình hiện tại đang bú sữa mẹ, nhưng mình vẫn sợ bé thiếu dinh dưỡng để phát triển. Dinh dưỡng cho các bé theo thời gian như nào vậy bác sĩ?

Giải đáp:

Khi trẻ đến tuổi đầu tiên, mà sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng. Khả năng ăn của trẻ thường sẽ phát triển theo để phù hợp và trẻ sẽ bú ít hơn (hay trẻ sơ sinh lười bú). Bây giờ bé có thể ăn thức ăn đặc ngày càng nhiều. Trường hợp này thường xảy ra giữa đầu tháng thứ năm và thứ bảy sau sinh.

  • Từ ngày đầu tiên, trẻ có thể bú và nuốt sữa mẹ, sữa công thức và các thức ăn lỏng khác. Giai đoạn bú sữa hoàn toàn này sẽ chuyển sang giai đoạn ăn cháo giữa đầu tháng thứ năm và chậm nhất là đầu tháng thứ bảy. Phản xạ mút lúc này đã giảm và trẻ có thể tự gắp thìa, dùng lưỡi đẩy cháo ngược vào trong và nuốt.
  • Trẻ sơ sinh lười bú thường bắt đầu từ khi ăn thức ăn bổ sung. Do các nguồn này ngon và đa dạng hơn, nhưng trẻ vẫn nên tiếp tục được bú mẹ. Tổng thời gian cho con bú do mẹ quyết định.
  • Vào khoảng sáu đến tám tháng sau sinh, những chiếc răng đầu tiên thường mọc  ra để trẻ có thể nhai ruột bánh mì. Bây giờ nó dung nạp thức ăn hơi thô hơn và đã quen với thức ăn dặm.
  • Ở độ tuổi tám hoặc chín tháng, trẻ thường có thể bốc, cầm và ăn đồ ăn dặm bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
  • Từ khoảng tháng thứ 10, trẻ dần được làm quen với  chế độ ăn của gia đình. Giờ đây, nó có thể tự mình ăn cháo dinh dưỡng và các bữa ăn xay thô.

Theo cách này, dinh dưỡng bắt kịp với sự phát triển và ngược lại, những bước phát triển quan trọng trong năm đầu đời của trẻ được phản ánh qua dinh dưỡng. Nếu trẻ có thể hấp thu tốt dinh dưỡng hiện tượng tăng cân và cao lớn sẽ diễn ra, ngược lại. 

Nếu trẻ chậm phát triển hoặc khuyết tật

Bạn đọc có thắc mắc: Trẻ nhà mình bị khuyết tật ở môi có ảnh hưởng gì không bác sĩ?

Giải đáp:

Nếu trẻ bị khuyết tật, có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh lười bú sữa hoặc không ăn được thức ăn đặc. Trong mọi trường hợp, trẻ nên được khuyến khích để ăn một cách độc lập. Điều này thường đòi hỏi rất nhiều bình tĩnh và kiên nhẫn. Việc ép buộc trẻ ăn có thể khiến trẻ dễ bị căng thẳng, dẫn đến bỏ bữa kéo dài.

Một số trẻ vẫn phụ thuộc vào việc được cho ăn và chỉ có thể ăn thức ăn mềm, lỏng. Trong trường hợp này, mẹ nhất định nên chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng cháo và không ăn nhiều đồ ngọt. Trường hợp này khiến trẻ có nguy cơ phát triển sâu răng cao. 

Trẻ sơ sinh lười bú là trường hợp thường gặp đối với các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cả bằng sữa mẹ lẫn sữa bình. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ cần nhận biết nguyên nhân dẫn đến lười ăn của con. Việc này có thể được thực hiện dựa trên sự thân thiết của mẹ và bé. Ngoài ra, hãy chú trọng vào dinh dưỡng các mẹ hấp thụ thông qua các bữa ăn và hạn chế các chất kích thích và thực phẩm gây mùi có thể khiến con không quen.