Uống sắt khi nào để đạt hiệu quả cao nhất? Lời khuyên cho bạn
Uống sắt khi nào để đạt hiệu quả cao nhất? Bởi vì sắt là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể của con người. Nên việc bổ sung không đầy đủ sắt sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Bài viết sau sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên cũng như cung cấp một số kiến thức bổ ích cho mọi người.

Sắt có thực sự cần thiết?
Sắt đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của con người, nó là một trong những vi chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất hemoglobin, hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Hơn thế nữa, sắt cũng có một phần tác dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ chức năng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường.
Song song với đó, sắt còn đặc biệt quan trọng với mẹ bầu và trẻ nhỏ. Đối với mẹ bầu, quá trình mang thai sẽ khiến phụ nữ bị thiệt hụt máu, gây cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Còn đối với trẻ em, thiếu sắt làm cho nguy cơ thiếu máu và giảm sự hấp thụ canxi và cơ thể để phát triển xương.
Bên cạnh đó, hầu hết mọi người nếu không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho cơ thể thì nguy cơ cao sẽ gặp phải một số trường hợp như: Mệt mỏi, khó thở, choáng váng, nhức đầu, xanh xao, kén ăn, uể oải, nhịp tim bất thường,...

Uống sắt khi nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Theo các tư vấn từ chuyên gia, muốn sắt được hấp thu tốt nhất, chúng ta nên bổ sung sắt vào trước hoặc sau bữa ăn sáng khoảng từ 30 - 40 phút. Bởi vì sáng sớm, cơ thể lúc này vừa trải qua một giấc ngủ dài, nên lượng sắt và canxi trong cơ thể đạt tỷ lệ ở mức thấp nhất. Hơn nữa, thức ăn cũng không tốt trong quá trình hấp thụ sắt vào cơ thể, cụ thể nó làm giảm lượng sắt nạp vào.

Chính vì vậy, đáp án cho câu hỏi uống sắt khi nào tốt nhất thì chắc chắn là khi bạn đang ở trạng thái đói, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính, mà lượng sắt cần thiết tương ứng sẽ khác nhau, cụ thể:
Đối với trẻ em
Nhu cầu sắt đối với trẻ em từ 3 tháng đến 10 tuổi được quy định:
- Từ 3 - 6 tháng: 6,6 mg sắt/ ngày.
- Từ 6 - 12 tháng: 8,8mg sắt/ ngày.
- Từ 1 - 10 tuổi: 10mg sắt/ ngày.
Đối với nam giới
Nhu cầu sắt của nam giới được quy định cụ thể:
- Từ 10 - 18 tuổi: 12mg sắt/ ngày.
- Độ tuổi trưởng thành >18 tuổi: 10mg sắt/ ngày.
Đối với nữ giới
Nữ giới sẽ chia thành 3 giai đoạn ứng với 3 nhu cầu sắt khác nhau:
- Phụ nữ trưởng thành (khoảng từ 12 - 45 tuổi): 15mg sắt/ ngày.
- Phụ nữ sau mãn kinh ( >45 tuổi): 10mg sắt/ ngày.
- Phụ nữ có thai: 28 - 45 mg sắt/ ngày.
Một số lưu ý khi uống sắt
Sắt là một loại khoáng chất cần thiết và quan trọng, nhưng không phải vì thế mà nó có thể dùng tùy tiện. Bạn nên cẩn thận, và đọc hướng dẫn sử dụng để hạn chế tình trạng nguy hiểm, dùng sai cách ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một vài lưu ý cần tránh để quá trình nạp sắt vào cơ thể được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất:
Nên tránh uống sắt cùng với canxi ( >300mg )
Lý giải cho vấn đề này chính là việc canxi vượt quá 300mg sẽ gây ức chế quá trình hấp thụ sắt. Do đó, hãy cân nhắc liều lượng để bổ sung đồng thời sắt và canxi đạt hiệu quả như mong muốn, chuyên gia khuyên nên giữ khoảng cách uống sắt và canxi tối thiểu 2 tiếng, để hạn chế được hiện tượng khoáng chất không được nạp vào cơ thể.

Hạn chế hoặc tránh thức uống kích thích
Đồ uống có cồn, chất kích thích như: Rượu, bia, trà, cà phê, nước có gas,... là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng sức khỏe, không những thế nó còn khiến quá trình hấp thụ sắt diễn ra chậm. Cho nên, mọi người hãy lưu ý tránh những loại thức uống này trong quá trình bổ sung sắt nhé.
Không kết hợp với thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh điển hình như: Kháng sinh nhóm Tetracyclin, nhóm Quinolon, hormone tuyến giáp, kháng sinh acid,... đều không phù hợp để bạn kết với sắt. Đơn giản là vì sắt sẽ phá vỡ quá trình phát huy công dụng của những loại thuốc này. Nên bạn cần chú ý và tránh để hai loại này đi với nhau để không ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh của mình.

Nên sử dụng đồng thời kết hợp sắt với vitamin C
Bởi vì, vitamin C có tác dụng khử Fe3+ thành Fe2+, có tác dụng làm gia tăng khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể. Vì thế, bạn nên kết hợp uống nước cam, nước chanh, hoặc một số loại hoa quả giàu vitamin C khác cùng với sắt để tăng hiệu quả hấp thụ.

Nên bổ sung protein
Một trong những chất làm tăng khả năng hấp thụ sắt phải kể đến đó là protein. Loại khoáng chất này có rất nhiều ở động vật, bạn hãy tăng cường thực đơn của mình bằng cách bổ sung thịt, cá, trứng,... để quá trình hấp thụ sắt diễn ra tốt hơn.
Hãy lựa chọn sắt có nguồn gốc hữu cơ
Hầu hết thực phẩm bổ sung sắt hiện nay đều có dạng muối sắt, phổ biến phải kể đến là: sắt fumarate, sắt gluconate, sắt sulfat. Trong số đó, bạn nên lựa chọn sắt Trong đó, sắt fumarate và sắt gluconate là sắt từ hữu cơ, dễ hấp thu, tốt cho quá trình nạp sắt vào cơ thể.
Uống sắt khi nào để đạt hiệu quả cao nhất là một điều hết sức cần thiết, không những tăng cường bổ sung máu cho cơ thể, mà còn hạn chế được những bệnh liên quan đến sắt. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ phần nào giải đáp câu hỏi thắc mắc ở đầu bài, giúp bạn có thêm kiến thức hỗ trợ quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và cả gia đình được tốt nhất.