Lợi ích của kẽm Zinc đối với cơ thể và cách bổ sung kẽm hiệu quả
Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu nếu bạn muốn cơ thể được phát triển tốt và khỏe mạnh. Hàm lượng bổ sung vi chất kẽm tuy ít nhưng lại rất quan trọng và không thể nào thiếu được. Vậy kẽm là gì? Những lợi ích nào của kẽm mà chúng ta nên biết.

Kẽm zinc là gì?
Trong cơ thể con người có rất nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu, và kẽm Zinc cũng vậy. Kẽm Zinc phần lớn được hấp thụ ở ruột non thông qua đường tiêu hóa. Ngày nay, giới y khoa càng quan tâm và thích thú hơn với những nghiên cứu liên quan đến kẽm cũng như là vai trò của kẽm. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra được rằng kẽm thật sự rất quan trọng đối với cơ thể người. Đối với việc thiếu vi lượng kẽm sẽ có thể gây ra nhiều các loại bệnh cũng như là triệu chứng như, dễ cáu gắt, biểu hiện bất thường của rối loạn thần kinh, rối loạn tập tính,... Bên cạnh đó, cơ thể sẽ gặp những biểu hiện như biếng ăn, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, xuất hiện các bệnh lý về da và đắng miệng thường xuyên.
Lợi ích từ kẽm Zinc đối với sức khỏe?
Đối với kẽm thì nó có vai trò quan trọng, có thể nói là đặc biệt quan trọng đối với hệ thống miễn dịch cũng như là trong việc tổng hợp ADN và thúc đẩy cơ thể phát triển toàn diện, đồng thời cũng có khả năng giúp chữa lành các vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, kẽm Zinc cũng có vai trò trong việc giúp tăng sản sinh những tế bào từ giai đoạn thai còn đang trong bụng mẹ cho đến quá trình phát triển và tăng trưởng về sau.
Chính vì những lý do đó, người mẹ cần phải bổ sung đầy đủ kẽm cho bé ngay từ khi bắt đầu thời kỳ mang thai. Ngoài ra, những lợi ích của kẽm còn được thể hiện thông qua những quá trình sinh học được diễn ra hằng ngày ở bên trong cơ thể. Đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein,... Bên dưới đây chính là một số lợi ích của kẽm zinc đối với sức khỏe.
Lợi ích của kẽm Zinc đối chức năng điều hòa miễn dịch
Trong cơ thể trẻ nhỏ nói riêng và con người nói chung thì kẽm cần để có thể kích hoạt được những tế bào T (tế bào lympho T). Loại tế bào này có tác dụng bảo vệ cơ thể thông quá hai cách đó là: Điều chỉnh và kiểm soát mọi phản ứng miễn dịch, tấn công cũng như là ngăn chặn các tế bào ung thư và các tế bào nhiễm bệnh.
Việc thiếu kẽm có thể làm suy giảm đến các chức năng trong hệ thống miễn dịch một cách nghiêm trọng, trẻ em hoặc người lớn thiếu kẽm cũng đều rất nhạy cảm với những loại mầm bệnh.
Lợi ích của kẽm trong điều trị tiêu chảy
Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO thì con số 1,6 triệu chính là con số tử vong do tiêu chảy gây ra đối với trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Kẽm zinc có tác dụng làm giảm bớt tình trạng tiêu chảy. Việc dùng liệu trình thuốc chứa kẽm thì rất hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy cũng như là giúp ngăn ngừa được những mầm bệnh trong tương lai.
Lợi ích của kẽm đối với trí nhớ
Một nghiên cứu ở trường đại học Toronto cho biết rằng: Kẽm thật sự có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh lại cách thức mà các noron thần kinh giao tiếp với nhau. Kẽm cũng ảnh hưởng đến khả năng học tập và quá trình hình thành ký ức ở trẻ.

Công dụng của kẽm Zinc trong việc điều trị các bệnh do ký sinh trùng
Dùng kẽm viên ngậm hoặc siro thường có lợi trong việc giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cảm lạnh thông thường ở những người khỏe mạnh với thời gian rút ngắn thời gian là khoảng 40%.
Lợi ích trong việc duy trì cấu trúc da của kẽm zinc
Đối với những trẻ có vết loét mãn tính hoặc có các vết thương thì việc chuyển hóa kẽm sẽ giảm đi và nồng độ của kẽm trong huyết thanh sẽ xuống thấp hơn. Kẽm cũng thường được dùng trong những loại kem bôi da để điều trị các kích ứng hoặc chứng hăm tã.

Lợi ích trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Việc thiếu hụt kẽm có thể làm gia tăng những tình trạng bệnh mãn tính cũng như là kích hoạt những quá trình viêm mới. Vì thế cần bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn, uống cũng như là viên bổ sung kẽm để làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Một số lợi ích trong việc điều trị những bệnh lý khác
Đối với những triệu chứng của các bệnh lý khác như mụn trứng cá, rối loạn tăng động giảm chú ý, viêm phổi, ù tai, chán ăn, tiểu đường thì bổ sung kẽm đủ cũng là một cách song song để hỗ trợ điều trị những triệu chứng ấy.
Xem thêm:
Kẽm Zinc là gì?Tìm hiểu vai trò và cách bổ sung kẽm an toàn: https://nutrihome.vn/kem-zinc/
17 thực phẩm giàukẽm nhất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh: https://nutrihome.vn/thuc-pham-giau-kem/
Hướng dẫn những cách bổ sung kẽm đúng cách
Đối với việc bổ sung kẽm thì đều quan trọng với tất cả mọi đối tượng. Thiếu kẽm có thể dẫn đến sự hạn chế tăng trưởng và làm tăng các nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tiêu chảy, nhiễm trùng. Theo như khuyến cáo của bác sĩ, thì liều lượng bổ sung kẽm sẽ như sau:
- 2 mg đối với trẻ từ dưới 6 tháng tuổi
- 5 mg đối với trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi
- 5 mg đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi
- 8 mg đối với trẻ từ 9 đến 13 tuổi
- 11 mg đối với nam trên 14 tuổi
- 9 mg đối với nữ từ 14 đến 18 tuổi
- 8 mg đối với phụ nữ trên 18 tuổi
- 11 - 12 mg đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Những lợi ích của kẽm zinc đối với cơ thể thật tuyệt vời. Chính vì vậy, cần phải bổ sung đầy đủ kẽm để cơ thể có thể phát triển và khỏe mạnh một cách toàn diện.